Thuyết ngũ Hành
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
1. Kim -----> Mộc
2. Mộc -----> Thổ
3. Thổ -----> Thủy
4. Thủy -----> Hỏa
5. Hóa -----> Kim
Ứng với thuyết ngũ hàng là 5 loại sim theo Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
A. Trong điều kiện bình thường: Có 2 qui luật:
1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc
đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui
ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,
Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với
hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình
tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu -
Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc)
làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân
bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành
Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc
Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với
hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa
hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn
Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc)
thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
B. Trong điều kiện bất thường
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc
không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối
quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc
nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương
sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình
thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh
trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành,
về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.
Có hai qui luật: Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ
hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn
thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:
1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):
Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá
mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng
hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng
khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc
thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).
2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):
Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương
khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa,
nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa
“khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc
Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không
khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…
Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương
khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành
quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.
(1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí
thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.
(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất
túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.
Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.